Bí Quyết

[bi quyet][bleft]

Thực Đơn Hàng Ngày

[thuc don hang ngay][grids]

Ẩm thực

Cẩm nang du lịch

Được tạo bởi Blogger.

Hành trình thầm lặng của người cha gần 20 năm dạy con gái bị câm điếc bẩm sinh tập nói

bovacon2
Những ngày qua, câu chuyện cô học trò Trần Lê Khả Ái (19 tuổi, THPT dân lập Lý Thái Tổ) cùng người cha là anh Trần Khương (44 tuổi) khiến nhiều người cảm động. Bởi nhờ những nỗ lực đến kiên cường suốt 18 năm qua của anh Khương đã giúp con gái cất tiếng nói được bình thường cho dù cô bị câm điếc bẩm sinh từ khi lọt lòng mẹ.
bovacon13

Anh Khương kể lại, năm 1997 vợ chồng anh vui mừng đón đứa con gái đầu lòng. Anh đã tưởng tượng đến cảnh con mình sẽ múa ballet trên sân khấu nên đặt tên con là Khả Ái, như chứa đựng tất cả mong ước của mình về con. Nhưng khi con được 2 tuổi, anh mới phát hiện con mình không nghe được gì cả. Cả chân trời như sụp đổ, vợ chồng anh đã đứng ôm nhau khóc khi kết quả khám y khoa chứng thực bé Khả Ái bị câm điếc bẩm sinh.

bovacon5

"Tôi cố gắng giấu nước mắt vào trong khi đối diện với sự thật. Gần 30 tháng, con tôi một chữ “A” cũng không phát âm được huống gì tiếng gọi “ba”, “mẹ”. Tiếng mà vợ chồng tôi khát khao được nghe. Cảm giác tất cả ước mơ và tương lai của con đã vỡ tan....", anh Khương viết trong nhật ký. 

bovacon10

Không chấp nhận sự thật cay đắng, hai vợ chồng chạy vạy khắp nơi chữa trị cho con với mong muốn con mình có thể nghe, nói được như người bình thường. Anh về bán xe máy, vay mượn họ hàng, mượn nóng để đủ 24 triệu mua hai máy trợ thính cho con. "Vào khoảng năm 1999, số tiền ấy là cả một gia tài lớn mà có thể mua được mấy miếng đất ở TP.HCM", anh nói.

khaai
Với những bé bị câm điếc bẩm sinh, không phải là không thể dạy nói, mà bố mẹ phải cực kỳ kiên nhẫn dạy con từng ngày từng giờ, vì các bé đã không nghe được, lại rất khó khăn để nói.  Mỗi một từ dạy cho con phát âm, vợ chồng anh Khương phải dạy hàng chục lần, chủ yếu là dùng khẩu hình miệng để con bắt chước. 
khaia2
Hằng ngày anh đèo con bằng xe đạp đi 20 km từ nhà đến Trung tâm khuyết tật TP.HCM để học. Ở nhà, để luyện cho con anh Khương Anh đóng bảng đen tại nhà. mời cô giáo về nhà dạy kèm và học cách dạy từ các cô giáo để dạy lại cho con. Anh còn cho vợ nghỉ làm công nhân để có thời gian bên con.  
bovacon16

Sau giờ học, hai vợ chồng thay nhau trò chuyện với con, dạy con những bài vè, bài đồng dao và chỉnh sửa các phát âm cho con. Khi Ái vui thì không nói đến, nhưng khi buồn bé không chịu hợp tác. Không chán nản hay bực tức, người cha tìm cách phát triển khả năng phát âm của con bằng cách những câu chuyện cổ tích đến những trò chơi đoán tên đồ vật. Ngoài việc dạy chữ, mẹ cháu còn hướng dẫn làm việc nhà. Nhờ thế, Ái biết được tên các loài rau, các vật dụng trong nhà, phát triển được cách nói chuyện....nên việc học nói tiến bộ từng ngày.

khaia
“Trước kia, khi còn ở trọ tại quận Gò Vấp, buổi chiều nào tôi cũng bế con ra ngắm máy bay. Mỗi lần có một chiếc bay ngang, tôi đều chỉ cho con và hét to lên là “máy bay”. Hôm thì con chỉ nhìn theo mà không nói gì. Hôm lại phát ra tiếng ú ớ. Một ngày khi tôi chưa kịp lên tiếng thì con đã bảo “bay”. Đó là tiếng nói đầu tiên của con tôi. Giây phút đó tôi hạnh phúc rơi nước mắt", người cha chia sẻ. Và cứ thế, anh cùng vợ dạy con nói, chỉ khẩu hình, chỉnh âm trong suốt 18 năm dài.
bovacon19

Càng lớn lên, dưới sự nỗ lực của cha mẹ, khả năng ngôn ngữ của Ái càng phát triển. Thay vì cho con vào trường chuyên biệt, anh cho Ái đi học như bao đứa trẻ bình thường khác. Để bé hòa nhập tốt hơn, những năm cấp 1 sáng đưa con đi học, anh xin phép đứng ngoài để học, về nhà dạy lại con. Từ bài chính tả, đến bài tập làm văn, cha mẹ  đều chỉ dẫn từng li từng tí để con phát triển bình thường như các bạn.

bovacon3

Thi lớp 10 cùng các bạn bình thường, Ái thiếu mất 1 điểm để vào trường công lập. anh cho con vào học trường tư là Trường THPT Lý Thái Tổ (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Thấy sự cố gắng của bố con anh, lãnh đạo trường quyết định cấp 50% học bổng để Ái yên tâm học tập. Ở TP.HCM, Khả Ái gần như là học sinh khuyết tật duy nhất không phải học trường chuyên biệt, không phải dùng ngôn ngữ ký hiệu khi giao tiếp.

bovacon17

Để taọ động lực cho con gái học tập, anh dán quanh góc học tập những bài báo về gương vượt khó học giỏi. Anh cũng tự dạy học cho con gái những kiến thức mình biết. Anh còn xung phong làm chi hội trưởng hội phụ huynh lớp, để có thể trao đổi với các giáo viên nhiều hơn. 

bovacon18

Thành tích của Ái khá tốt, suốt 12 năm liền đều lên lớp đều, nhiều lần đạt học sinh tiên tiến. "Tôi nhớ cuối học kì một lớp 6, Ái không đạt học sinh tiên tiến vì trung bình môn Giáo dục công dân được 4,5 điểm. Giáo viên chủ nhiệm hỏi tôi có muốn vớt điểm cho con để con được danh hiệu tiên tiến hay không? Tôi chối từ chối. Tôi muốn con biết tự trọng, không ỷ lại, trưởng thành", anh Khương chia sẻ.

bovacon20

Nghe chỉ được khoảng 30% nhờ máy trợ thính, giao tiếp khó khăn, tiếp thu chậm, nhưng nhờ nỗ lực vượt bậc, Khả Ái luôn là học sinh tiên tiến. Ngay chính các thầy cô của Trường THPT Lý Thái Tổ cũng luôn kinh ngạc về ý chí kiên cường của cô bé.

bovacon12
Ngoài sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, thì cậu em trai cũng giúp đỡ Ái rất nhiều nhất là trong học tập. Dù mới học lớp 11 nhưng em trai có thể giải được cả toán lớp 12 nện luôn là "trợ thủ" đắc lực của chị gái trong môn Toán, Ở nhà hai chị em luôn đùa nghịch, thân thiện bên nhau.
bovacon4
Sưốt 18 năm ròng rã dạy con tập nói, giờ đây Ái có thể nói chuyện như bạn bè cùng trang lứa, dù giọng em khá khó nghe. Không những vậy, cô gái còn rất tự lập. Ái tự đạp xe đi học, trưa về tự nấu cơm, lo việc nhà phụ bố mẹ. Buổi trưa Ái lại đi học đến gần 8h tối mới về đến nhà.
bovacon6

Để nuôi sống cả nhà, hai vợ chồng anh Khương làm nghề may mặc. Cái nghề vừa đủ để anh trang trải cho cả nhà, dù vậy gia đình anh vẫn nằm trong diện hộ nghèo của phường.

bovacon7

Anh cũng dạy con gái mình cách may mặc, Có vẻ như yêu thích nghề của bố nên Ái rất thích vẽ, may đồ và mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang. Nhưng em cho biết mình không cần sự giúp đỡ nào mà muốn tự đi thi như bao thí sinh bình thường khác.

khaai

Sau khi ra nghề, Ái muốn mở một cửa hàng bán đồ tự thiết kế, nhận những trẻ em câm điếc vào làm. 

bovacon11

Bước vào năm cuối cấp, việc học của Ái diễn ra tất bật đến tối. Dù đã được một vài trường ĐH ngoài công lập cấp học bổng toàn phần nhưng Ái vẫn sẽ dự kì thi sắp tới.“Cháu được một điểm hay hai điểm cũng là điểm của cháu, tôi muốn cháu chứng minh thực lực của mình. Ngoài ra khi biết được câu chuyện của cha con tôi, có nhiều người ngỏ ý giúp đỡ về vật chất tinh thần nhưng tôi đều xin phép từ chối. Tôi không muốn con gái thấy được nhiều người giúp đỡ sẽ sinh ra ỷ lại và dựa dẫm vào lòng thương hại của người khác”, Anh Khương chia sẻ.

Không có nhận xét nào: